Hướng Dẫn Ép Dầu Đậu Nành Tại Nhà Bằng Máy Ép Dầu Gia Đình
Hướng Dẫn Ép Dầu Đậu Nành Tại Nhà Bằng Máy Ép Dầu Gia Đình
- Chuẩn Bị Nguyên Liệu Và Thiết Bị đạt chuẩn
- Xử Lý Nguyên Liệu Trước Khi Ép
- Tiến Hành Ép Dầu Đậu Nành
- Lọc Dầu Sau Khi Ép
- Đóng Chai Và Bảo Quản
Là loại dầu được chiết xuất từ hạt của cây đậu nành, dầu đậu nành có vị hương nhẹ nhàng và màu sắc vàng trong dễ chịu. Cho đến nay, dầu đậu nành vẫn được đánh giá là loại dầu có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Điều này giúp biến chúng trở thành một trong những loại dầu ăn phổ biến.
Trong thành phần của dầu đậu nành bao gồm:
- Chất béo: Chủ yếu gồm các acid béo không bão hòa đa, lượng omega-6 chiếm tỷ lệ lớn hơn omega-3
- Không chứa carbohydrate, protein, cholesterol và chất xơ
- Vitamin E (8.18g), vitamin K (183.9 μg), phytosterols (172mg), Zinc (0.01mg)…
Ép dầu đậu nành tại nhà là một trong những phương pháp giúp bạn chủ động kiểm soát chất lượng dầu ăn, đảm bảo nguồn dinh dưỡng lành mạnh và an toàn cho sức khỏe gia đình. Với sự hỗ trợ của máy ép dầu gia đình, quá trình này trở nên đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để bạn có thể tự ép dầu đậu nành tại nhà một cách chuẩn xác và hiệu quả.
I. Chuẩn Bị Nguyên Liệu Và Thiết Bị
Trước khi bắt đầu ép dầu, việc chuẩn bị kỹ lưỡng là điều rất quan trọng để đảm bảo chất lượng dầu thu được:
-
Hạt đậu nành: Lựa chọn loại hạt sạch, chất lượng tốt, không lẫn tạp chất hay hạt thối. Trung bình cần từ 6 – 10kg đậu nành để thu được 1 lít dầu.
-
Máy ép dầu gia đình: Có thể sử dụng các dòng máy chuyên dụng như Tahawa TH-X8S hay Tahawa TH-888A , phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình.
-
Dụng cụ đi kèm: Chai, lọ thủy tinh hoặc nhựa an toàn để đựng dầu; bát hoặc khay lớn để hứng bã.
II. Các Bước Ép Dầu Đậu Nành Tại Nhà
Bước 1: Kiểm Tra Và Vệ Sinh Máy Ép Dầu
Trước khi sử dụng, bạn cần kiểm tra tổng thể máy, đảm bảo không có bụi bẩn, tạp chất còn sót lại từ lần ép trước. Thực hiện vệ sinh sơ bộ các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu như trục ép, phễu, khay chứa. Việc này giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và duy trì độ tinh khiết cho dầu.
Lắp đặt máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, siết chặt các khớp nối để đảm bảo vận hành trơn tru.
Bước 2: Xử Lý Nguyên Liệu Trước Khi Ép
Hạt đậu nành cần được xử lý đúng cách để thu được lượng dầu tối ưu và tránh gây tắc máy:
-
Phơi khô: Hạt cần được phơi khô để đạt độ ẩm lý tưởng khi ép. Hạt còn ẩm sẽ khiến dầu có màu đục và dễ bị hỏng khi bảo quản.
-
Sàng lọc tạp chất: Loại bỏ những hạt bị hỏng, nấm mốc hoặc chứa đất cát, cành lá.
-
Rang sơ: Đem hạt đậu đi rang nhẹ trên chảo gang hoặc trong lò, nhiệt độ khoảng 100 – 120°C trong 7-10 phút. Rang giúp phá vỡ cấu trúc hạt, giải phóng dầu dễ hơn khi ép, đồng thời tăng hương vị cho dầu thành phẩm.
Lưu ý: Không nên rang quá tay sẽ khiến bã bị cháy trong quá trình ép, làm ảnh hưởng đến chất lượng dầu.
Bước 3: Tiến Hành Ép Dầu Đậu Nành
-
Cài đặt nhiệt độ: Điều chỉnh bộ gia nhiệt của máy ép dầu ở mức từ 160 – 180°C, tùy theo công suất máy và loại hạt.
-
Làm nóng trục ép: Bật máy và cho chạy không tải khoảng 2 – 3 phút để trục nóng đều, sẵn sàng tiếp nhận nguyên liệu.
-
Ép thử: Cho vào máy một lượng đậu nhỏ để thử vận hành. Quan sát lượng dầu và bã ra ngoài. Nếu thấy bã khô, không bị cháy là đạt.
-
Ép chính thức: Tiếp tục cho đậu nành vào phễu và ép liên tục. Để máy chạy ổn định, bạn có thể trộn một ít bã khô với hạt sống để máy hoạt động mượt hơn, tránh tình trạng trục bị nghẽn hoặc ép không đều.
Bước 4: Lọc Dầu Sau Khi Ép
Dầu thu được ban đầu sẽ chứa một lượng nhỏ bã mịn và cặn, cần được lọc để tinh khiết hơn. Bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau:
-
Dùng lưới lọc hoặc túi vải mịn để tách bã ra khỏi dầu ngay khi dầu còn ấm.
-
Lắng tự nhiên: Để dầu nghỉ 6 – 8 tiếng trong lọ thủy tinh sạch, bã sẽ lắng xuống đáy, bạn chỉ cần gạn lấy phần dầu trong bên trên.
Bước 5: Đóng Chai Và Bảo Quản
Sau khi dầu nguội hoàn toàn:
-
Đóng chai: Rót dầu vào các chai thủy tinh tối màu hoặc chai nhựa PET an toàn. Nên sử dụng chai nhỏ để tiện dùng dần.
-
Bảo quản: Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Dầu ép lạnh không chứa chất bảo quản nên thời hạn sử dụng tốt nhất là từ 3 đến 6 tháng.
-
Dấu hiệu hư hỏng: Nếu thấy dầu có hiện tượng nổi bọt, chua mùi hoặc chuyển màu đục, nên ngừng sử dụng ngay.
III. Lưu Ý Khi Sử Dụng Dầu Đậu Nành
Mặc dù dầu đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt giàu omega-3, omega-6 và vitamin E, người tiêu dùng vẫn cần sử dụng đúng cách:
-
Không dùng lại dầu chiên nhiều lần: Việc tái sử dụng dầu đậu nành qua nhiều lần chiên có thể tạo ra các chất oxy hóa, gây hại cho gan và tim mạch.
-
Hạn chế dùng cho người dị ứng đậu nành: Những người có cơ địa mẫn cảm hoặc tiền sử dị ứng với họ Đậu nên tránh dùng dầu đậu nành để không gây phản ứng dị ứng.
-
Phù hợp nhất với chiên nhẹ, xào: Dầu đậu nành có điểm khói trung bình, do đó không nên dùng cho chiên sâu với nhiệt độ quá cao, dễ tạo khói và mất dinh dưỡng.
Kết Luận
Tự ép dầu đậu nành tại nhà bằng máy ép dầu gia đình là giải pháp vừa kinh tế, vừa an toàn, giúp bạn chủ động kiểm soát nguồn dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày. Chỉ cần tuân thủ đúng quy trình từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đến bảo quản, bạn hoàn toàn có thể thu được dầu đậu nành nguyên chất, thơm ngon và đảm bảo vệ sinh.
Nếu bạn đang hướng tới lối sống lành mạnh, hãy cân nhắc đầu tư một chiếc máy ép dầu mini phù hợp để tận dụng tối đa lợi ích từ nguồn hạt thực vật sẵn có tại nhà.
Để mua máy ép dầu đậu nành cho gia đình, bạn có thể đặt mua online hoặc đến trực tiếp tại văn phòng cửa hàng của Tahawa ở TP. HCM. TAHAWA hỗ trợ kiểm tra khi nhận hàng rồi mới thanh toán để quý khách yên tâm về chất lượng sản phẩm. TAHAWA cam kết chất lượng, bảo hành 24 tháng. Để liên hệ đặt hàng và tư vấn, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline: 0564 778 867
Zalo: 0564.778 867 - 0355 105 838
Xem thêm