Cách vệ sinh và bảo quản máy lọc không khí
Nếu bạn đang sử dụng thiết bị lọc không khí và đang thắc mắc về cách vệ sinh nó ? Bạn không biết nên bắt đầu như thế nào và tại sao bên trong lại có quá nhiều màng lọc, vậy làm sao bạn biết được nên làm sạch cái nào trước. Đừng lo lắng, hãy cùng Tahawa tham khảo bài viết này ngay để tìm ra các giải pháp giúp vệ sinh và bảo quản máy lọc không khí của bạn nhé. Cùng bắt đầu thôi
1. Màng lọc không khí là gì ?
Để vệ sinh máy lọc không khí, điều đầu tiên bạn cần phải biết màng lọc là gì đã ?
Thật ra màng lọc không khí là thiết bị được chế tạo dưới dạng màng (tấm) với các ô lưới mỏng giúp cản trở các hạt chất, bụi bẩn, vi khuẩn không đi qua được. Có rất nhiều loại màng lọc với kích thước lưới khác nhau có thể loại bỏ hầu hết các vật chất có kích thước nhỏ và siêu nhỏ.
Đảm bảo luồng không khí được thải ra có thể đáp ứng các nhu cầu về sức khỏe của bạn và gia đình. Ngày nay trên thị trường, có một số loại màng lọc phổ biến chuyên dùng trong máy lọc không khí đó là:
Màng lọc thô:
- Là màng lọc đầu tiên, xuất hiện trong hầu hết các máy lọc với cấu tạo được làm bằng hợp titan, thủy tinh hoặc kim loại. Với chức năng cản trở các hạt chất có kích thước lớn như bụi bẩn, lông, tóc, sợi vải,….
- Màng lọc này thường được thiết kế bằng kim loại để giữ được tuổi thọ lâu năm và độ bền cao.
Màng lọc than hoạt tính:
- Đây là màng lọc được đánh giá cao bởi hiệu quả khử mùi tối ưu, được ưa chuộng trong các loại máy lọc không khí vì chế tạo từ hợp chất tự nhiên,an toàn cho sức khỏe con người
- Hiệu năng lọc mùi cũng khá cao, không chỉ lọc được mùi hôi mà ngay cả mùi khói thuốc, mùi hợp chất bay hơi độc hại cũng có thể loại bỏ được.
- Tuổi thọ của màng lọc than hoạt tính chủ yếu dựa vào mức độ ô nhiễm không khí trong nhà. Thông thường là từ 2 – 3 năm.
Màng lọc phấn hoa:
- Chỉ xuất hiện trong các dòng máy lọc không khí cao cấp với khả năng lọc và lại các hạt phấn hoa được xem là một trong các tác nhân gây dị ứng.
- Tuổi thọ trung bình của loại màng này là từ 6 – 12 tháng, tùy theo nhu cầu sử dụng mà tuổi thọ có thể rút ngắn lại.
Màng lọc HEPA:
- Màng lọc HEPA (màng lọc tinh) là bộ lọc đạt hiệu quả lọc cao nhất trong thiết bị lọc không khí với chức năng có thể loại bỏ không chỉ bụi bẩn, lông thú vật mà còn cả vi khuẩn, vi rút với kích thước siêu nhỏ khoảng 0,3 micron. Hiệu quả đạt được là khoảng 99, 97 %.
- Tuy khuyết điểm của bộ lọc này là không thể loại bỏ được các khí gas hóa học trong không khí, nên vẫn cần những màng lọc kết hợp với nhau để tăng hiệu quả lọc.
- Màng lọc HEPA thường có tuổi thọ từ 3 – 10 năm, tùy vào nhà sản xuất và mức độ ô nhiễm mà con số này có thể bị thay đổi.
Xem Thêm: Máy lọc không khí là gì
2. Các bước vệ sinh máy và màng lọc không khí
Để vệ sinh máy lọc không khí bạn cần thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Ngắt điện và tháo rời các bộ phận bên trong của máy lọc không khí
- Bước 2: Phân màng lọc thành 2 loại. Loại có thể dùng nước được vệ sinh (màng lọc thô) và loại không dùng nước mà dùng chổi, máy hút, tăm bông để vệ sinh (màng lọc tinh, màng lọc than hoạt tính, màng lọc phấn hoa)
- Bước 3: Dùng khăn ẩm để lau sạch toàn bộ bề mặt máy lọc không khí, đặc biệt là các khe hút khí. Tiếp đến, dùng nước sạch vệ sinh phần màng thô. Cuối cùng, các màng còn lại hãy dùng chổi, máy hút bụi để loại bỏ bụi bẩn.
- Bước 4: Phơi nắng tự nhiên khoảng 10 – 15 phút các bộ phận đã được làm sạch bằng nước và khăn ẩm.
- Bước 5: Vệ sinh bằng tăm các khu vực cảm biến, khe cực nhỏ để đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy không bị giảm sút.
- Bước 6: Lắp ráp các bộ phận lại và hoàn thành.
3. Cách bảo quản máy lọc không khí
- Để chất lượng máy lọc không bị giảm thì khi không sử dụng, bạn nên vệ sinh sơ qua máy lọc bằng cách hút bụi để hạn chế lượng bụi bẩn bám bên trong quá nhiều làm ảnh hưởng đến hiệu suất lọc.
- Định kỳ vệ sinh máy lọc 1 tháng/lần, để giữ cho các màng lọc của máy luôn hoạt động ở mức tốt nhất.
- Tuyệt đối không sử dụng các hóa chất tẩy rửa để vệ sinh máy lọc
- Không nên để máy ở khu vực bị ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Khi không dùng nữa, bạn hãy vệ sinh máy lọc theo các bước trên và dùng túi nilon bao hoặc hộp giấy đựng lại sản phẩm và cất ở nơi khô ráo, thoáng mát trong nhà.
Kết luận
Trên đây là các bước vệ sinh và cách bảo quản máy lọc không khí hiệu quả mà tụi mình muốn giới thiệu đến bạn. Hi vọng rằng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về máy lọc tại nhà và tìm được cách để giữ cho chất lượng của máy luôn luôn được tốt nhất.
Xem thêm