1kg lạc, vừng, đậu nành,... ép được bao nhiêu dầu?? Tỷ lệ dầu của lạc, vừng, đậu nành, ô liu, óc chó,...
- 1kg lạc, vừng, đậu nành,... ép được bao nhiêu dầu?
- 1. 1kg lạc ép được bao nhiêu dầu?
- 2. 1kg đậu nành ép được bao nhiêu dầu?
- 3. 1kg oliu ép được bao nhiêu dầu?
- 4. 1kg hạt óc chó ép được bao nhiêu dầu?
- 5. 1kg hạt cải ép được bao nhiêu dầu?
- 6. 1kg mè (vừng) ép được bao nhiêu dầu?
- 7. 1kg dừa ép được bao nhiêu dầu?
- Mẹo tăng tỉ lệ ép dầu nên áp dụng
- Kết luận
Hàm lượng dầu có thể khai thác tối đa từ hạt lạc dao động trong khoảng 40–50%. Điều này có nghĩa là, với 1kg lạc nguyên liệu, bạn có thể thu được khoảng 400–500ml dầu lạc nguyên chất khi sử dụng máy ép chuyên dụng.
1kg lạc, vừng, đậu nành,... ép được bao nhiêu dầu?
Khi cân nhắc đầu tư một chiếc máy ép dầu thực vật dùng tại gia, câu hỏi phổ biến được nhiều người đặt ra là: “Với 1kg nguyên liệu, có thể thu được bao nhiêu dầu?” Câu trả lời phụ thuộc vào từng loại hạt – mỗi loại có hàm lượng dầu khác nhau, dẫn đến sản lượng và hiệu quả ép không giống nhau.
Hãy cùng điểm qua khả năng chiết xuất dầu từ các loại hạt thông dụng như: lạc, mè (vừng), đậu nành, oliu, óc chó và hạt cải để có cái nhìn toàn diện hơn.
1. 1kg lạc ép được bao nhiêu dầu?
1 kg lạc ép được bao nhiêu dầu ? chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi mà đại đa số người tiêu dùng quan tâm khi sở hữu dòng máy ép dầu lạc hiện nay. Theo như quá trình ép thực tiễn ghi lại: Lạc (đậu phộng) là loại hạt có tỷ lệ dầu cao, dao động từ 45–50%. Khi ép bằng máy, 1kg lạc có thể cho ra 450–500ml dầu tương đương 0,5 lít dầu nguyên chất. Tính ra để ép được 1 lít dầu cần ít nhất 2 kg lạc.
1kg lạc ép được 450 - 500ml dầu
- Với đậu phộng đỏ: hàm lượng dầu thô 42-52%, tỷ lệ đầu thực tế đạt 40-50%
- Với đậu phộng trắng: hàm lượng dầu thô 40-50%, tỷ lệ đầu thực tế đạt 38-44%
- Với giá lạc hiện nay khoảng 80.000đ – 100.000đ/2kg, chi phí ép 1 lít dầu vào khoảng 100.000đ.
- Trong khi đó, giá dầu lạc bán sẵn ngoài thị trường dao động 140.000đ – 150.000đ/lít.
- Tự ép dầu lạc tại nhà giúp tiết kiệm 40.000đ – 50.000đ/lít, đồng thời kiểm soát được chất lượng và độ nguyên chất của dầu.
2. 1kg đậu nành ép được bao nhiêu dầu?
Đậu nành có hàm lượng dầu khiêm tốn hơn, chỉ khoảng 17–20%. Do đó, từ 1kg đậu nành chỉ thu được 170–200ml dầu.
-
Để có 1 lít dầu, cần 5–6kg đậu nành.
-
Với mức giá trung bình 25.000đ – 30.000đ/kg, chi phí ép 1 lít dầu dao động từ 125.000đ – 180.000đ.
-
Trong khi đó, giá dầu đậu nành bán sẵn chỉ khoảng 50.000đ – 60.000đ/lít.
-
Như vậy, ép dầu đậu nành tại nhà không mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng bù lại, bạn được sử dụng sản phẩm hoàn toàn nguyên chất, không pha tạp phụ gia.
1kg đậu nành chỉ thu được 170–200ml dầu
3. 1kg oliu ép được bao nhiêu dầu?
Oliu là loại quả chứa lượng dầu khá cao, trong khoảng 50–60%. Nhờ vậy, 1kg oliu có thể ép ra khoảng 500ml dầu.
-
Cần khoảng 2kg oliu để thu được 1 lít dầu.
-
Với giá oliu trung bình 100.000đ – 150.000đ/kg, tổng chi phí dao động 200.000đ – 300.000đ/lít.
-
Trong khi đó, giá bán lẻ dầu oliu trên thị trường rơi vào khoảng 250.000đ – 300.000đ/lít.
-
Tự ép dầu oliu tại nhà có thể giúp tiết kiệm một phần chi phí, đồng thời bảo đảm sản phẩm không qua xử lý công nghiệp.
1kg oliu có thể ép ra khoảng 500ml dầu
4. 1kg hạt óc chó ép được bao nhiêu dầu?
Hạt óc chó được đánh giá cao nhờ hàm lượng dầu dồi dào (50–60%) và giá trị dinh dưỡng vượt trội, đặc biệt là axit béo omega-3 và vitamin E.
-
Từ 1kg óc chó có thể thu được khoảng 400ml dầu.
-
Để có 1 lít dầu, cần khoảng 2.5kg hạt óc chó.
-
Với giá thị trường từ 300.000đ – 350.000đ/kg, chi phí cho 1 lít dầu dao động 750.000đ – 875.000đ.
-
Dầu óc chó đóng chai hiện nay có giá khoảng 900.000đ – 1.000.000đ/lít.
-
Tự ép dầu tại nhà có thể tiết kiệm 100.000đ – 250.000đ/lít, đặc biệt phù hợp với người quan tâm đến sức khỏe và chất lượng sản phẩm.
Từ 1kg óc chó có thể thu được khoảng 400ml dầu
5. 1kg hạt cải ép được bao nhiêu dầu?
Hạt cải (canola) chứa khoảng 35–40% dầu. Khi ép, 1kg hạt cải có thể cho ra 350 – 400ml dầu.
-
Cần khoảng 2.5 – 3kg hạt cải để ép ra 1 lít dầu.
-
Với giá hạt cải trung bình 50.000đ – 60.000đ/kg, tổng chi phí khoảng 125.000đ – 180.000đ/lít.
-
Dầu cải bán lẻ dao động 200.000đ – 250.000đ/lít.
-
Tự ép dầu cải tại nhà có thể tiết kiệm khoảng 50.000đ – 75.000đ/lít, đồng thời tránh được các loại dầu đã tinh luyện hoặc chứa chất bảo quản.
1kg hạt cải có thể cho ra 350 – 400ml dầu
6. 1kg mè (vừng) ép được bao nhiêu dầu?
Đối với mè (vừng) tỷ lệ ép dầu đạt rất cao từ 42% đến 55%. Có nghĩa với 1kg vừng có thể ép ra từ 0,42 lít đến 0,55 lít dầu. Dầu vừng thường có 2 loại đặc trưng là dầu màu đen và vàng, đều có mùi thơm.
-
Để thu 1 lít dầu, cần khoảng 2kg mè.
-
Giá vừng dao động 80.000đ – 100.000đ/kg, tổng chi phí từ 160.000đ – 200.000đ/lít.
-
Giá dầu mè trên thị trường hiện nay khoảng 250.000đ – 300.000đ/lít.
-
Tự ép dầu mè tại nhà có thể tiết kiệm đến 100.000đ/lít, rất phù hợp với người tiêu dùng thông thái.
1kg vừng có thể ép ra từ 0,42 lít đến 0,55 lít dầu
7. 1kg dừa ép được bao nhiêu dầu?
Dừa – đặc biệt là dừa già – là nguyên liệu quen thuộc dùng để ép dầu tại nhà. Phần cơm dừa chứa khoảng 35–40% hàm lượng dầu, tùy thuộc vào độ khô và giống dừa.
-
Với 1kg cơm dừa đã được sấy khô đúng cách, bạn có thể thu được khoảng 300–400ml dầu dừa.
-
Để ép được 1 lít dầu dừa, cần khoảng 2.5 – 3.5kg cơm dừa sấy khô tương đương 13 đến 15 quả dừa già tươi
-
Giá cơm dừa khô hiện nay dao động khoảng 40.000đ – 50.000đ/kg, do đó chi phí sản xuất 1 lít dầu dừa rơi vào khoảng 100.000đ – 175.000đ.
-
So với giá dầu dừa nguyên chất ngoài thị trường (khoảng 200.000đ – 250.000đ/lít), bạn có thể tiết kiệm 50.000đ – 100.000đ/lít khi tự ép tại nhà.
Ngoài hiệu quả kinh tế, dầu dừa ép thủ công còn giữ được mùi thơm tự nhiên và giá trị dinh dưỡng cao như axit lauric, vitamin E, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Dầu dừa cũng rất đa năng: vừa dùng nấu ăn, vừa dùng chăm sóc da, dưỡng tóc hoặc làm sạch răng miệng.
Ép dầu dừa tại nhà là lựa chọn lý tưởng cho những ai ưu tiên sử dụng sản phẩm sạch, thiên nhiên và đa công dụng trong sinh hoạt hằng ngày.
1kg cơm dừa đã được sấy khô bạn có thể thu được khoảng 300–400ml dầu dừa
Mẹo tăng tỉ lệ ép dầu nên áp dụng
- Chọn nguyên liệu ép nên là nguyên liệu sạch, hạt đều nhau, không có hạt lép, hạt bị sâu, hạt kém chất lượng
- Trước khi ép nên tiến hành sơ chế trước các loại nguyên liệu cần sơ chế như dừa, hạt hướng dương, gấc,.. để đảm bảo trong quá trình ép máy hoạt động trơn tru
- Sử dụng các loại máy ép chuyên dùng có thiết kế trục xoắn rãnh sâu, có gia nhiệt để tiện trong quá trình ép. Ngoài ra chọn lựa loại máy có công suất ép lớn từ 4kg đến 6kg/h để đảm bảo có thể phù hợp với nhiều loại nguyên liệu ép cho ra 1 lít dầu
Kết luận
Tự ép dầu thực vật tại nhà mang lại nhiều lợi ích: tiết kiệm chi phí, kiểm soát nguyên liệu, và đảm bảo độ nguyên chất. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế còn phụ thuộc vào từng loại hạt. Với những loại có hàm lượng dầu cao như lạc, mè, oliu hay óc chó, việc đầu tư một chiếc máy ép dầu là hoàn toàn hợp lý và đáng cân nhắc.
Để lựa chọn thiết bị ép dầu phù hợp, hoạt động ổn định, dễ sử dụng và dễ vệ sinh, quý khách có thể liên hệ Tahawa Nhật Bản để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và chính sách bảo hành.
Nếu bạn mong muốn có một sản phẩm tự nhiên, an toàn và chất lượng cao ngay tại nhà, việc tự làm dầu dừa chính là lựa chọn hoàn hảo. Không chỉ tiết kiệm, bạn còn hoàn toàn kiểm soát được độ tinh khiết và tính an toàn của sản phẩm.
Để giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc tìm kiếm một chiếc máy ép dầu dừa đáng tin cậy, chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn máy ép dầu dừa Tahawa X8S – một trong những thương hiệu máy ép dầu nhận được nhiều đánh giá và phản hồi tích cực từ khách hàng. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, bạn có thể truy cập trang web chính thức của Tahawa Nhật bản.
Nếu quý khách hàng đang tìm kiếm giải pháp máy ép dầu hiệu quả cho gia đình, vui lòng liên hệ ngay tới Tahawa để được tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu!
- Hotline: 0564 77 88 67
- Website: Tahawa.vn
Xem thêm